Chào bạn đến với Bách Gia Việt! Hãy khám phá và kết nối với nguồn gốc gia đình của bạn thông qua các tài liệu, hình ảnh và câu chuyện đáng nhớ.
Chúng tôi là nơi bạn có thể theo dấu nguồn gốc và kết nối với câu chuyện gia đình của bạn.
Bách Gia Việt giúp bạn nắm vững nguồn gốc của bạn và tạo kết nối đáng trân trọng giữa thế hệ trước và sau.
Tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử gia đình của bạn qua các tài liệu, hình ảnh và thông tin chi tiết.
Tạo nên một kho tàng kỷ niệm gia đình với Bách Gia Việt, nơi mà câu chuyện của bạn được bảo tồn và truyền tới thế hệ tương lai.

MẪU QUY ƯỚC DÒNG TỘC

MẪU QUY ƯỚC DÒNG TỘC

  • 2023-09-20 09:09

Quy ước dòng tộc là tôn chỉ, mục tiêu hướng thiện cho mọi cá nhân, gia đình, dòng họ

MẪU QUY ƯỚC DÒNG TỘC

MẪU QUY ƯỚC DÒNG TỘC

• LỜI MỞ ĐẦU

Từ xưa đến nay văn hóa gia tộc hay văn hóa dòng họ là một nét đẹp văn hóa riêng của người Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều dòng họ đã xây dựng những chuẩn mực về xây dựng văn hóa dòng họ thông qua các hoạt động ý nghĩa, thiết thực, mỗi dòng họ thường có các bậc bô lão và thành lập ra hội đồng gia tộc để bàn bạc, đưa ra và triển khai các vấn đề trọng đại của dòng họ.

Tộc ước (hay còn gọi là quy ước dòng họ) có chức năng giúp điều tiết các mối quan hệ giữa tập thể và các cá nhân trong phạm vi một dòng( dòng tộc), được mọi người công nhận và tự giác chấp hành. Tộc ước là một trong những văn bản quan trọng nhất, cùng với gia phả, nhà thờ dòng tộc, mộ phần tổ tiên dòng tộc… tạo nên những giá trị vật thể, phi vật thể của dòng họ, giúp cho dòng họ trường tồn và phát triển. Bản quy ước xây dựng Gia tộc…đã có từ nhiều đời, nó được xây dựng, điều chỉnh, bổ sung theo từng giai đoạn, từng thời kỳ cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.

• HỘI ĐỒNG DÒNG TỘC

Hội đồng gia tộc là một cộng đồng gồm những người trong cùng một dòng họ, là một thiết chế tự quản của dòng họ ở người Việt Nam.

Trong hội đồng gia tộc có trưởng họ, các trưởng chi, những người cao tuổi, những người học thức có uy tín…

Nhiệm vụ của hội đồng gia tộc là bàn bạc, quyết định và điều hành các công việc trong dòng họ như: xây dựng, tu sửa, quản lý nhà thờ họ, các công việc tế lễ hàng năm, sửa đổi, bổ sung các quy ước, biên chép gia phả của dòng họ….

• GIA PHẢ LÀ GÌ

“Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn.

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.

Gia phả (còn được gọi là gia phổ) là bản ghi chép tên, họ, tuổi tác, ngày giỗ, vai trò và công đức của cha mẹ, ông bà, tiên tổ và mộ phần của một dòng họ.

Gia phả có thể được coi là cuốn bách khoa toàn thư về lịch sử dòng họ. Gia phả có khi gọi là phổ ký, có khi là phổ truyền. Các dòng dõi vua quan có khi gọi gia phả của vương triều mình là Ngọc phả, Thế phả..

Phàm là kẻ hậu tiến phải có chí noi theo bậc tiền nhân. Dù hôm nay dù mai sau, hãy kế thừa chép nối các đời mãi mãi, để nhờ ơn oai linh phù trì của đấng Thượng thần. Thừa hưởng phúc trạch di lại của chư vị tổ tiên mà đời đời khoa giáp, đời đời công hầu, đời đời khanh tướng. Đời đời con cháu trường tồn cùng trời đất”.

Gia phả giúp các thành viên biết rõ tường tận về gốc gác, cội nguồn của mình. Thông qua nó giúp các thế hệ con cháu biết về thông tin ngày tháng năm sinh, năm mất của các bậc tiên nhân. Các phần mộ và thể hiện hiếu thảo qua việc thờ phụng, hương khói.

Gia phả giúp các thành viên biết vị trí của mình. Giúp cho các thế hệ mai sau không bị mất gốc, không bị khuyết phả. Và dù có đi đâu thì vẫn nhớ về nguồn gốc của mình

Gia phả giúp tra cứu tên tuổi của các bậc tiên nhân để tránh trường hợp phạm húy đặt tên con mình trùng với người xưa. Ngoài ra còn giúp con cháu không có tình trạng kết hôn cùng họ.

Việc biên chép gia phả là việc làm tự phát tự nguyện mà cũng là trách nhiệm của những thành viên có học thức trong họ tộc. Thông qua gia phả, người đời trước gửi gắm tâm nguyện, khích lệ ý chí phấn đấu cho đời sau…

Số hóa ghi chép tài liệu, lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ tạo mỗi quan hệ gần gũi, có phả ký, phả hệ và phả đồ kết nối kịp thời giữa các thành viên trong dòng họ dễ dàng tìm kiếm nhau, đoàn kết, giúp đỡ giữa các thành viên trong dòng họ, tạo thêm mỗi quan hệ gắn kết, phát huy được các giá trị tích cực mà vẫn bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu, tránh mất mát, hủy hoại tài liệu…

MẪU QUY ƯỚC DÒNG TỘC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

           QUY ƯỚC HOẠT ĐỘNG VÀ GIA PHẢ CỦA HỘI ĐỒNG GIA TỘC

• GIỚI THIỆU VỀ DÒNG HỌ ...............................

Địa chỉ xã ..........................., huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Website: honongtuyenquang.com

• GIỚI THIỆU ………………………

…………………………………………………………………..

• QUY ƯỚC GIA ĐÌNH - DÒNG TỘC VĂN HÓA

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Để gắn bó với nhau hơn và thống nhất cao trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa trong sinh hoạt Tộc họ “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, chính vì vậy họ NÔNG xã Hòa Phú huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang cũng như bao Tộc khác. Xuất phát từ thiện tâm, hảo ý của đại đa số thành viên trong tộc họ để lập bản Quy ước Nông Tộc nhằm mục đích:

 Nâng cao vai trò tộc họ góp phần vào việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh để mỗi con người, mỗi gia đình, gia tộc phấn đấu rèn luyện ngay trong cộng đồng dân cư và chi nhánh tộc họ Nông của mình.

Xây dựng “Tộc văn hóa” nhằm bảo vệ và phát huy truyền thống của gia tộc, giáo dục con cháu ý thức hướng về cội nguồn, sống có nghĩa tình, tôn trọng tôn ti, thượng hạ, đạo lý gia phong và sự bền vững của dòng tộc.

Xây dựng “Tộc văn hóa” là quá trình điều chỉnh hành vi con người thông qua các mối quan hệ huyết thống gia đình dòng tộc và xã hội. Bằng quan hệ đạo đức từng bước hạn chế tối đa những tiêu cực tồn tại yếu kém trong đời sống xã hội, gia đình, gia tộc.

Con cháu Nông Tộc ở khắp mọi nơi. Vì vậy, bản Tộc ước phải được các thành viên trong Hội Đồng Gia Tộc, các Chi, các Phái, các ban đại diện từng khu vực phổ biến rộng rãi đến tận bà con trong tộc. Hằng năm vào ngày tế lễ tổ chức sinh hoạt gia tộc đánh giá việc thực hiện quy ước và tổng hợp ý kiến đóng góp bổ sung hoàn thiện ngày một tốt hơn theo kịp yêu cầu phát triển của xã hội.

B. NỘI DUNG QUY ƯỚC

Chương I:

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG - TRAO DỒI ĐẠO ĐỨC

- GIỮ VỮNG KỶ CƯƠNG

Truyền thống gia tộc là di sản quý báu về công tích, sự nghiệp của tiền nhân để lại cho con cháu, thể hiện tình thương và trách nhiệm của những người có cùng huyết thống trải qua nhiều thế hệ mà con cháu chúng ta phải có nhiệm vụ tôn trọng, giữ gìn, bổ sung, lưu truyền mãi mãi. Mỗi thành viên của dòng tộc cam kết thực hiện các điều khoản sau:

Điều 1. Phải có trách nhiệm trong việc tôn trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống gia tộc. Noi dấu tiền nhân sống biết tôn trọng đạo lý, cần kiệm, trên thuận dưới hòa, kính trên nhường dưới, thật sự yêu thương đùm bọc, nhắc nhở, giúp đỡ nhau làm tròn nghĩa vụ đối với gia đình, gia tộc và xã hội.

Điều 2: Thực hiện xây dựng gia đình theo nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Xây dựng gia đình êm ấm, giáo dục con cháu biết giữ gìn truyền thống dân tộc, biết sống nhân ái, biết làm việc thiện.

Điều 3. Giáo dục con cháu trong mỗi gia đình chấp hành đúng pháp luật, quy định của địa phương và các điều khoản của Tộc ước, Thưc hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Điều 4. Trong từng gia đình, các thành viên sống có trách nhiệm với nhau. Mọi bất hòa nên lấy nghĩa tình mà giải quyết để tránh xảy ra mâu thuẫn. Lấy hiếu thảo, thương yêu, nhường nhịn mà cư xử với nhau.

Điều 5. Từng gia đình có trách nhiệm nhắc nhở, động viên con em trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải nghiêm chỉnh thi hành, không trốn tránh, đào ngũ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của gia tộc.

Điều 6. Các bậc trưởng thượng, cao niên, thành viên Hội đồng gia tộc; các vị trưởng các chi phái thực sự sống mẫu mực về đạo đức, phẩm hạnh để làm gương cho con cháu noi theo. Thường xuyên giáo dục con cháu nói lời hay, làm việc tốt để nâng cao uy tín, thanh danh của dòng họ. Khi con cháu có điều sai trái nên lấy khoan dung nhân ái mà xử sự.

Điều 7. Tộc có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giáo dục lối sống đạo đức cho con cháu. Khi có việc tốt thì kịp thời biểu dương, khen thưởng. Khi có sai trái thì uốn nắn kịp thời.

Điều 8. Toàn tộc không phân biệt trai gái, dâu, rễ, thứ bậc, tự nguyện gó phần tốt nhất của mình chăm lo mồ mả tổ tiên, chăm lo Tự đường, giữ gìn ngày giỗ kỷ niệm và ngày tết Nguyên đán, ngày tết Thanh minh (ngày 03/3 âm lịch hàng năm) thật trang nghiêm.

Điều 9.Quan hệ hôn nhân theo đúng pháp luật. Thực hiện theo quy định của tổ tiên để lại là không kết hôn trong cùng dòng tộc hoặc đang có quan hệ nội ngoại trong tộc, không được tảo hôn, ép cưới, thực hiện hôn nhân tự nguyện. Nếu có trường hợp cá biệt cũng phải trên cơ sở quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành.

Điều 10.Chăm lo giữ gìn kỷ cương gia tộc, giữ gìn tốt mối quan hệ giữa các chi phái với tình nghĩa huyết thống. Giữ gìn đoàn kết với các họ tộc khác.

Chương II

VIỆC PHỤNG THỜ TỔ TIÊN, NHỮNG VIỆC CÔNG ÍCH VÀ XÂY DỰNG GIA TỘC LÀNH MẠNH

Thờ phụng Tổ tiên là nghĩa cử biểu hiện đạo đức “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam, mỗi thành viên trong gia tộc có trách nhiệm thực hiện quy định sau:

Điều 11: Có trách nhiệm thờ cúng Tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Việc giỗ chạp tùy theo điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình nhưng phải tiết kiệm, tránh phô trương lãng phí.

Điều 12. Con cháu tự nguyện tham gia sinh hoạt của gia tộc theo quy định. Những này giỗ chạp của tộc, của chi phái, nếu có điều kiện thì nhắc nhở con cháu đoàn tụ đông đủ để biết bà, biết con.

Điều 13. Mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm tôn tạo, giữ gìn các công trình thờ tự của tộc họ. Phổ hệ, gia phả phải được thường xuyên bổ sung. Quy ước gia tộc phải được sửa đổi theo kịp đà phát triển của xã hội.

Điều 14.Trước ngày mồng 03 tháng ba hằng năm, các chi phái tùy theo điều kiện mà tổ chức sửa sang nơi yên nghỉ của Tổ tiên, ông bà. Riêng phần mộ từ đệ lục thế tổ trở lên nếu chưa xây cất hoặc hư hỏng, Hội đồng gia tộc sẽ có kế hoạch thực hiện, Ngày tết thanh minh (03/3) phải thăm viếng, hương khói mồ mã.

Điều 15. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện trong tộc và ngoài xã hội; cư xử, đỡ đàn nhau theo đạo lý” lá lành đùm lá rách”.

Điều 16. Khi tộc họ có những việc cần, có kêu gọi thì tùy khả năng sẵn sàng đóng góp và vận động mọi người cùng đóng góp.

Điều 17. Con cháu của dòng tộc không phân biệt trai, gái, dâu, rễ đều có quyền đóng gó ý kiến xây dựng tộc và tham gia đề cử Hội đồng gia tộc.

Điều 18. Hội đồng gia tộc do con cháu toàn tộc cử lên ở các lần đại hội. Mời những vị cao niên trưởng thượng trong Hội đồng gia tộc làm cố vấn và thay mặt toàn tộc tế lễ cúng bái Tổ tiên ông bà theo đúng lễ nghi truyền thống, phù hợp với nếp sống văn hóa, văn minh đương thời. Thành viên Hội đồng gia tộc nên có nhiều con cháu trẻ trung, có phẩm hạnh, năng lực và điều kiện chăm lo công việc cho tộc, không phân biệt trai hay gái.

Điều 19. Tích cực đôn đốc chăm lo việc công ích của dòng họ. Việc giỗ, chạp của Tộc tùy theo điều kiện khả năng, tránh phô trương lãng phí tiền của. Thường xuyên theo dõi nhắc nhở công việc tương thân, tương trợ, giúp đỡ thân tộc gặp phải bất hạnh, rủi ro, tai nạn, đau ốm, tang khó hoặc rơi vào diện đói kém, nợ nần dây dưa…

Chương III

HỌC HÀNH - LẬP THÂN - LẬP NGHIỆP

• Học hành, lập thân, lập nghiệp là bổn phận của mỗi người, phải luôn thể hiện truyền thống hiếu học, cầu tiến của dòng họ xưa nay. Mỗi ngươi, mỗi thành viên của gia đình phải phấn đấu theo các điều khoản sau:

Điều 20. Việc học hành của con cháu là việc hết sức quan trọng. Từng gia đình trong tộc phải phấn đấu cho con em đều được học chữ và học nghề. Phấn đấu từng gia đình không có người thất học, toàn tộc không có người mù chữ.

Điều 21. Từng chi phái phải theo dõi báo cáo với Hội đồng gia tộc về danh sách những con cháu nghèo, hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi, những cháu vào địa học hoặc sau địa học; những cháu đạt được giải học sinh giỏi cấp huyện trở lên để Tộc biểu dương khen thưởng, động viên vào ngày giỗ Tổ hàng năm.

Con cháu của Tộc phải luôn nêu cao ý chí vượt mọi khó khăn để tạo cho mình có việc làm, có một nghề đứng đắn và ổn định. Phải luôn phát huy tinh thần học hỏi, rèn luyện nâng cao tay nghề để nâng cao đời sống gia đinh và làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.

Điều 22. Những người có nghề nghiệp, có việc làm ổn định nên bảo ban dìu dắt, truyền dạy cho người chưa có nghề hoặc thất nghiệp. Chú ý đến lớp trẻ và các cháu, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về.

Vì điều kiện nào đó phải sống xa quê hương, dòng tộc, bản thân phải luôn có ý thức chăm lo việc học tập, lập thân, lập nghiệp để xứng đáng với gia đình, quê hương khi cần thiết tùy khả năng mà có sự đóng góp tài năng, vật chất xây dựng quê hương, dòng tộc.

Điều 23. Để khuyến khích con cháu học tập, lập thân, lập nghiệp, từng bước Tộc sẽ vận động lập quỹ khen thưởng và hằng năm có trích một phần để khen thưởng khích lệ, giúp đỡ cho các cháu có thành tích. Trước khi vào năm học mới Tộc sẽ họp mặt các cháu ở các độ tuổi tai Tự đường để dặn dò, động viên.

Điều 24. Ghi nhận và biểu dương công trạng của các con cháu khi thành đạt. Coi việc có nhiều con cháu làm giàu chính đáng là niềm tự hào của dòng tộc, đồng thời cũng có biện pháp dạy bảo, khuyên răn những người ngại khó, ngại khổ, thiếu ý chí, quyết tâm phấn đấu trong học tập, lập thân, lập nghiệp.

Chương IV

XÂY DỰNG GIA ĐÌNH NO ẤM, HẠNH PHÚC, TIẾN BỘ CÓ MỐI QUAN HỆ THÂN THIỆN VỚI XÓM LÀNG

Điều 25: Gia đình là tế bào của dòng tộc và là tế bào của xã hội, để có một tộc họ tốt, xã hội tốt thì trước nhất phả xây dựng từng gia đình thật tốt, đạt danh hiệu Gia đình văn hóa.

Điều 26. Gia đình là nơi sản sinh nuôi dưỡng, giáo dục con người, gia đình không chỉ có tính chất di truyền nòi giống mà có truyền thống gia phong mạnh mẽ tới mức có khả năng tiếp thu những văn minh tiến bộ, nhanh nhạy để chống đỡ những tác động xấu từ bên ngoài. Từ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc tiến bộ, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình như một nguồn lực vô tận để phát triển xã hội.

Điều 27. Một gia đình gương mẫu, hạnh phúc bắt đầu từ sự hòa thuận thủy chung son sắt dân chủ bình đẳng tiến bộ, biết chăm lo để nâng cao đời sống, con cháu lễ phép chăm học, chăm làm, người lớn mẫu mực đối xử bình đẳng với con cháu, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, tạo điều kiện thuận lợi trong học tập, vui chơi giải trí và rèn luyện đạo đức, sức khỏe Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không sinh con thứ 3.

Điều 28. Trong quan hệ hai bên gia tộc, bốn bên nội ngoại phải đối xử bình đẳng, gánh vác công việc bên nội cũng như bên ngoại, xứng đáng dâu hiền rể thảo.

Điều 29. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, không cờ bạc, rượu chè say sưa gây rối an ninh trật tư, làm rạn nứt hạnh phúc gia đình, không vi phạm pháp luật, không có con cháu thất học, khắc phục khó khăn tự lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo, nâng cao mức sống.

Điều 30. Trong quan hệ xã hội phải tăng cường tình làng nghĩa xóm, luôn luôn gần gũi yêu thương giúp đỡ lẫn nhau khi tối lửa tắt đèn, có ý nghĩa sâu nặng trong cuộc sống “ Bà con xa không bằng láng giềng gần”.

Điều 31. Nhà cửa, công trình vệ sinh sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, tôn trọng quyền lợi và cuộc sống riêng tư của mọi người xung quanh, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp, từng hộ gia đình gia tộc phấn đấu hằng năm 95% trở lên được địa phương công nhận gia đình văn hóa.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Tất cả con cháu trong tộc đều có trách nhiệm thực hiện và nhắc nhở nhau thực hiện các điều khoản ghi trong tộc ước.

Điều 33. Nếu có trường hợp con cháu vi phạm điều khoản trong chương I của Tộc ước thì tùy mức độ do Chi phái đề nghị phải chịu các hình thức như: Tự kiểm điểm trước Chi phái, tự kiểm điểm trước toàn Tộc và có biện pháp tự khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.

Điều 34. Mức độ đóng góp của con cháu vào các việc công đức của Tộc đều phải được Hội đồng gia tộc bàn định thống nhất trên tinh thần tự nguyện, không áp đặt, bắt buộc. Có xem xét miễn giảm các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.

Điều 35. Ngày giỗ Tổ, những con cháu ở xa, có cùng địa chỉ, nếu không về được thì nên cử địa diện về dự và báo cáo với tộc những điều làm được và chưa làm được theo quy ước của Tộc.

Điều 36. Mọi con cháu trong Tộc không phân biệt gái trai đều có quyền tham dự bầu chọn Hội đồng gia tộc. Đồng thời tham gia bàn bạc công việc của Tộc cũng như chịu sự điều chỉnh theo các hình thức của Tộc đề ra nếu mình có vi phạm.

Điều 37. Trong mỗi gia đình thành viên của Tộc khi có người qua đời, tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Tộc sẽ có kế hoạch phối hợp với chính quyền và gia đình có người qua đời tổ chức tang lễ phù hợp với tập quán truyền thống và nếp sống văn minh. Con cháu trong tộc có trách nhiệm đến cùng tổ chức và tiễn đưa chu đáo người quá cố đến nơi yên nghỉ cuối cùng, Nếu người qua đời ở xa Hội đồng gia tộc thì Chi phái có thể đại diện Tộc, thực hiện những lễ thức trên và Tộc sẽ thanh toán lại.

Điều 38. Khi con cháu lập gia đình, phải thông báo cho Hội đồng gia tộc để cử người đến dự và tặng quà. Quà tặng có thể thay đổi theo từng thời điểm nhưng nhất thiết phải có một bản Tộc ước xem như lời dặn dò của gia tộc đối với con cháu lập thân, lập đời.

Điều 39.Nội dung tộc ước đã được phổ biến trao đổi rộng rãi trong toàn Tộc. Tùy theo yêu cầu phát triển của xã hội, các điều khoản có thể thay đổi do Đại hội toàn tộc quyết định

                                                                                           …….ngày…… tháng… năm 2023

                                                                                                     HỘI ĐỒNG GIA TỘC 

                                                                                                        .......................................

Luu ý: Mẫu quy ước này chỉ mang tính chất tham khảo các dòng họ có thể soạn thảo quy ước theo cách riêng phù hợp với dòng tộc của mình

người soạn thảo mẫu quy ước

Nông Văn Tập

Chia sẻ:

2022-12-23 14:28

COVID 19 – Thúc đẩy sự thay đổi kỹ thuật số cho các công ty ở Châu Á

COVID 19 – Thúc đẩy sự thay đổi kỹ thuật số cho các công ty ở Châu Á

2022-12-23 15:53

Kiến trúc và lễ hội đình Chèm

Kiến trúc và lễ hội đình Chèm

2022-12-23 15:05

Nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam uy nghi trên dãy núi thiêng

Nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam uy nghi trên dãy núi thiêng

2022-12-23 12:03

Mùa Xuân nghe em hát

Mùa Xuân nghe em hát

2022-12-23 15:18

HỌ BÙI VIỆT NAM

Dòng họ Bùi với người khởi sắc hoa lam

2022-12-23 13:54

Cốm làng Vòng - đặc sản tinh túy của người Hà Nội

Cốm làng Vòng - đặc sản tinh túy của người Hà Nội

2022-12-23 14:48

Bùi Huy Vọng – Người con dân tộc Mường, say mê khảo cứu,sưu tầm,...

Bùi Huy Vọng – Người con dân tộc Mường, say mê khảo cứu,sưu tầm, bảo tồn và phát triển Văn hóa dân gian Mường

2022-12-23 15:36

TẦM NHÌN - SỨ MỆNH BÁCH GIA VIỆT

Bách Gia Việt thực hiện sứ mệnh biên chép gia phả các dòng họ và thông qua tiêu dùng tạo quỹ cho từng dọng họ.

2022-12-23 14:25

Giải pháp dùng Block Chain của CSE 30 trong tem chống hàng giả - tính

Giải pháp dùng Block Chain của CSE 30 trong tem chống hàng giả - tính đột phá về công nghệ bảo mật

2022-12-23 14:11

Nhà hàng Nhật Kunimoto vươn mình phát triển và chuyển đổi số

Nhà hàng Nhật Kunimoto vươn mình phát triển và chuyển đổi số

2022-12-23 15:48

Một người lính kiên trung bất khuất mang họ Nguyễn

Một người lính kiên trung bất khuất mang họ Nguyễn

2023-09-26 20:04

Hội nghị “Hội đồng Các dòng họ Việt Nam và Câu lạc bộ Doanh nhân”

Cầu nối giao thoa văn hóa các dòng họ Việt Nam

  • Color

  • Dark

  • RTL