Chào bạn đến với Bách Gia Việt! Hãy khám phá và kết nối với nguồn gốc gia đình của bạn thông qua các tài liệu, hình ảnh và câu chuyện đáng nhớ.
Chúng tôi là nơi bạn có thể theo dấu nguồn gốc và kết nối với câu chuyện gia đình của bạn.
Bách Gia Việt giúp bạn nắm vững nguồn gốc của bạn và tạo kết nối đáng trân trọng giữa thế hệ trước và sau.
Tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử gia đình của bạn qua các tài liệu, hình ảnh và thông tin chi tiết.
Tạo nên một kho tàng kỷ niệm gia đình với Bách Gia Việt, nơi mà câu chuyện của bạn được bảo tồn và truyền tới thế hệ tương lai.

Kiến trúc và lễ hội đình Chèm

Kiến trúc và lễ hội đình Chèm

  • 2022-12-23 15:53

Kiến trúc và lễ hội đình Chèm

Đền Chèm (nay là đình Chèm) được xây dựng cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỷ IX (cách đây hơn 1.200 năm), do chịu ảnh hưởng của Đạo giáo, Nho giáo, đến khoảng thế kỷ XVI người dân chuyển gọi từ đền sang đình. Với những giá trị về văn hóa và kiến trúc, ngày 17/6/2016, lễ hội đình Chèm được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; ngày 25/6/2018, đình Chèm được Chính phủ công nhận là “di tích quốc gia đặc biệt” bởi những giá trị về văn hóa và kiến trúc. Đây là vinh dự, tự hào lớn mà không nhiều ngôi đình ở nước ta có được.

Kiến trúc và lễ hội đình Chèm

Xuất xứ ngôi đình Chèm

Đình Chèm thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng, tên húy là Lý Thân và phu nhân của ông là Bạch Tĩnh Cung. Đây là nhân vật huyền thoại sống vào thời Hùng Duệ và mất vào thời Thục An Dương Vương. Tương truyền rằng ông xuất thân từ một gia đình danh gia, khi nhỏ là cậu bé khôi ngô; lớn lên cao to khác thường, văn võ toàn tài, tính tình cương trực, hiếu nghĩa. Bấy giờ ở phía Tây – Nam nước ta, quân giặc thường xuyên quấy nhiễu biên thùy, nhà vua xuống chiếu cầu người hiền tài dẹp giặc, phủ Quốc Oai đã tiến cử Lý Thân (lúc đó được đổi tên là Lý Ông Trọng), sau đó ông được phong làm Chỉ huy sứ, lĩnh ý đi dẹp giặc và đã lập được công lớn.

Cuối đời Duệ Vương, đất nước Văn Lang bị quân Tần xâm lược, ông phò tá Thục Phán cùng quân dân Lạc Việt đánh cho chúng thua và phải tháo chạy. Không đánh bại được Lạc Việt, phía Bắc nước Tần lại bị quân Hung Nô quấy nhiễu. Nghe uy danh ngài Lý Thân ở Âu Lạc, vua Tần bèn sai sứ sang cầu An Dương Vương cho tướng tài sang giúp. Vua Thục không chấp hiềm khích xưa kia, đã cử Lý Thân cùng với Nguyên Văn Chất (người làng Hoàng Xá) làm bảo vệ kiêm thày thuốc cho Ngài sang sứ nước Tần. Đến kinh đô Hàm Dương, Tần Thủy Hoàng phong cho ông là Tư lệ Hiệu úy, đem 10 vạn quân đến trấn giữ đất Lâm Thao. Vì vậy, giặc Hung Nô không dám quấy nhiễu nước Tần. Phục tài đức Lý Thân, vua Tần phong ông chức Phụ Tín hầu và gả Công chúa Bạch Tĩnh Cung với ý muốn giữ ông ở lại nước Tần, song với tình yêu quê hương da diết, ông đã từ bỏ mọi vinh hoa phú quý, đem theo vợ con trở về đất mẹ.

Trên đường về quê, qua bến Vĩnh Tân, khúc sông Hồng trước làng Chèm quê ông, thấy có nhiều giao long thủy quái chuyên làm hại dân lành, ông đã giết giao long, thả lưới sắt ngăn loài thủy quái, khiến chúng không còn quấy nhiễu. Để tỏ lòng biết ơn, dân làng đã lập đền thờ ông vào cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỷ IX ngay tại bờ của khúc sông đó.

Những nét chính về kiến trúc của ngôi đình

Đình Chèm tọa lạc tại làng Chèm, xã Thụy Phương nay là phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đây là ngôi đình nằm sát bên bờ đê sông Hồng với vị trí đẹp và theo đúng lý thuyết phong thủy của phương Đông: nhìn sông, dựa núi. Đình Chèm trải qua nhiều biến thiên lịch sử, nghi môn ngoại và nghi môn nội gần như vẫn giữ nguyên dáng vẻ. Ðình Chèm có hai đơn nguyên chính, mỗi đơn nguyên có sáu cụm, đồng thời các cụm nối với nhau thành trục hoàng đạo. Ðình xây dựng theo kiến trúc “nội công, ngoại quốc”, gồm: nghi môn ngoại, nghi môn nội, hai nhà tả mạc, nhà tiền tế tám mái, hai tòa đại bái, hậu cung và thượng cung. Nét đặc sắc trong kiến trúc đình Chèm là nghệ thuật chạm trổ hoa văn như: chạm nổi, chạm bong, chạm thủy với chủ đề xuyên suốt trong nghệ thuật chạm khắc chính là tứ linh, đan xen có rồng cuốn thủy, cá vượt vũ môn. Ðặc biệt, gian giữa nhà đại bái, các nét chạm trổ không theo đăng đối.

Hiện nay, ở đình Chèm lưu giữ chiếc lư hương nghìn năm tuổi rất quý hiếm, nhiều hình chạm khắc gỗ mang phong cách thế kỷ XVIII. Nơi này còn lưu giữ nhiều tư liệu cổ ghi công ơn của Lý Ông Trọng, đó là: 3 sắc do các vua triều Nguyễn phong thần cho Lý Ông Trọng, cuốn sách chữ Hán ghi các đạo sắc, lễ nghi, văn tế, cách đắp tượng dưới thời Nguyễn, 4 bia đá (một tấm thời Lê Cảnh Hưng và ba tấm thời Nguyễn), 2 chuông đồng đúc dưới thời Nguyễn, 15 câu đối, 8 bức hoành phi, 10 pho tượng thờ. Hệ thống máng đồng đúc từ năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748), Cảnh Hưng thứ 17 (1756), Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) và Minh Mệnh thứ 5 (1824). Ngoài ra, trong đình còn có rất nhiều đồ thờ có giá trị nghệ thuật cao. Nhìn chung, các nét khắc hình rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII).

Ở hậu cung có án thờ, sập thờ, long ngai, bài vị, khám thờ tượng vợ chồng Lý Ông Trọng và các tượng chầu. Tượng Lý Ông Trọng cao 8m, tượng người vợ cao 7,2m, tượng 6 người con cao 2,4m được tạo tác vào năm Đồng Khánh thứ 3 (1888). Phía ngoài có tượng ông Nguyễn Văn Chất đặt trong một gian riêng. Với chức danh quản mã, kiêm tùy tướng bảo vệ và thầy thuốc, ông Chất đã chữa bệnh cho Hoàng hậu của vua Tần nên được phong “Chi tiến kim tử, vinh lộc đại phu Thái y viện”.

Cách thức tổ chức lễ hội hằng năm

Xung quanh đình Chèm là những làng, xã cổ hình thành từ lâu đời; trải qua hàng nghìn năm, người dân nơi đây đã tạo nên và duy trì những truyền thống văn hóa đặc sắc, tốt đẹp. Lễ hội đình Chèm được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16/5 (Âm lịch) hằng năm với những nét đặc sắc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016. Phần lễ có: cúng phát tấu (cúng Phật), cúng Thánh và cúng các Anh hùng tử trận vì đất nước; nghi lễ mộc dục đức Thánh (tắm tượng), phóng điểu (thả chim) cầu mưa thuận gió hòa; nghi lễ nghinh thủy (rước nước). Nếu trước kia dân làng dùng ba thuyền lớn, thì hiện giờ thay thế bằng hai sà lan to, có thể chở được 400 – 500 người, đi từ bến Ngự cách đình Chèm khoảng 1 km, ngược sông Hồng đi qua ba làng kết nghĩa anh em là: làng Chèm (nay thuộc phường Thụy Phương), làng Hoàng Xá, làng Hoàng Liên (nay thuộc phường Liên Mạc), sau đó thuyền quay lại trước cửa đình, xoay ba vòng giữa sông rồi làm lễ lấy nước. Phần hội có: bơi chải, chọi gà, thả diều, cờ người, cờ bỏi… Chính quyền và người dân Thụy Phương đang gìn giữ, phát huy giá trị di tích và lễ hội đình Chèm để nơi này trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.

Kể từ khi được khôi phục lại lễ hội (năm 1990), lãnh đạo xã Thụy Phương quy định, các năm lẻ thì tổ chức hội nhỏ, 5 năm một lần tổ chức hội chính (hội lớn), vì vậy mà thời gian chuẩn bị cho lễ hội tùy thuộc vào năm lẻ hay năm chẵn. Đầu tiên là việc thành lập Ban tổ chức lễ hội, thường là người lãnh đạo của xã Thụy Phương và Liên Mạc. Ban tổ chức có trách nhiệm xây dựng, triển khai kế hoạch, phân công các đơn vị để chuẩn bị cho lễ hội. Công tác chuẩn bị kéo dài từ một đến ba tháng. Ngày 12/5 Âm lịch diễn ra lễ phục y và bao sái. Mọi người tiến hành dọn dẹp đình Chèm, trang trí lại cờ Tổ quốc, cờ hội,… đồng thời, thay áo đại triều cho đức Ông và đức Bà, chuẩn bị các khí phục cho lễ hội. Ngày 13 tập trung nhân lực để chuẩn bị lễ vật như: nấu chè, đồ xôi, đóng oản… Điều đặc biệt ở lễ hội Chèm là không dùng lễ mặn (thịt động vật), chỉ sử dụng đồ chay.

Hội chính thức bắt đầu vào ngày 14/5 Âm lịch. Lễ khai mạc được bắt đầu vào 7 giờ sáng với sự góp mặt của các cụ ông, cụ bà trong trang phục lễ hội cổ truyền cùng nhân dân trong vùng và khách thập phương. Sau lễ khai mạc là nghi lễ rước nước (nghinh thủy). Đoàn rước đi từ đình xuống bến Ngự, những thành viên trong đoàn rước mặc trang phục truyền thống diễn lại sự tích Đức Thánh Chèm ra trận. Tiếp đến là nghi thức rước văn tế từ nơi soạn chúc văn về đình Chèm để phục vụ cho nghi lễ tế tại đình (rước văn diễn ra trong hai buổi chiều 14 và 16/5 Âm lịch). Trong phần tế lễ gồm có các nghi thức: nhập tịch, cúng phát tấu ngày 14/5; lễ bài ban mộc dục đức Ông, đức Bà và Ông sứ, lễ khai quang, tế kỳ yên trong ngày 15/5.

Phần hội gồm các hội thi, hội diễn và các trò chơi dân gian diễn ra trong cả ba ngày lễ: hội thi làm chè kho (lễ vật đặc trưng của lễ hội đình Chèm) với sự tham gia của người dân thuộc ba làng (nay là tổ dân phố) Chèm, Hoàng Xá, Hoàng Liên; hội thi bơi, thi các môn gắn liền với cư dân vùng sông nước, rèn luyện sức khỏe và bản lĩnh trí tuệ diễn ra ở ao đình. Ngoài ra, còn tổ chức các môn thể thao truyền thống như: cờ người, đấu vật, thả chim, kéo co, cướp cờ, chọi gà, giao lưu văn hóa văn nghệ… Sau 3 ngày hoạt động sôi nổi, hào hứng, lễ hội đình Chèm kết thúc, mọi người lại trở về nếp sống thường ngày, mong chờ một năm làm ăn phát đạt.

Lễ hội đình Chèm là lễ hội cổ truyền đặc sắc gắn liền với lịch sử của dân tộc, tiêu biểu cho sinh hoạt văn hóa phổ biến trong cư dân nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng, nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, yêu đất nước quê hương của người Việt Nam. Thông qua các hoạt động của lễ hội đình Chèm, nhân dân tri ân công đức của bậc tiền nhân và các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội truyền thống đình Chèm.

------------

Ngọc Huyền

Chia sẻ:

2022-12-23 14:48

Bùi Huy Vọng – Người con dân tộc Mường, say mê khảo cứu,sưu tầm,...

Bùi Huy Vọng – Người con dân tộc Mường, say mê khảo cứu,sưu tầm, bảo tồn và phát triển Văn hóa dân gian Mường

2022-12-23 14:15

Vượt sóng bay xa với hành trình đi tìm kho báu vô tận và chuyển đổi số

Vượt sóng bay xa với hành trình đi tìm kho báu vô tận và chuyển đổi số thành công

2022-12-23 16:04

Biểu tượng ngưởi mẹ trong tục thờ mẫu ở Việt Nam

Biểu tượng ngưởi mẹ trong tục thờ mẫu ở Việt Nam

2022-12-23 11:34

BÁCH GIA VIỆT - TẠO CÂY GIA PHẢ DÒNG HỌ SỐ 1 VIỆT NAM

Chúng tôi luôn nỗ lực phấn đấu, cống hiến và ý thức được sứ mệnh thiêng liêng này, mong được chia sẻ ứng dụng tới các dòng họ Việt Nam và trên thế giới.

2022-12-23 11:59

Em gửi nụ cười trong gió xuân

Em gửi nụ cười trong gió xuân

2022-12-23 15:43

Mô hình thích hợp trong việc phục vụ chăm sóc sức khỏe ngắn hạn cho co

Mô hình thích hợp trong việc phục vụ chăm sóc sức khỏe ngắn hạn cho con người

2023-09-20 14:46

NGUỒN GỐC HỌ NÔNG VIỆT NAM

Họ nông là đại diện cho sự cần mẫn, Chân chất được Thần Nông nhận làm con và được Thần che chở.

2022-12-23 14:10

Thuật Trường Sinh - Bảo vệ sức khỏe khi thức dậy

Thuật Trường Sinh - Bảo vệ sức khỏe khi thức dậy

2023-09-22 14:11

VAI TRÒ CỦA DÒNG HỌ ĐỐI VỚI DÂN TỘC, QUỐC GIA

Các Dòng Họ là gốc của Dân tộc làm nên Quốc gia. Trong sự sống của mỗi quốc gia. Mọi thành công của đất nước nhiều hay ít, nhanh hay chậm .

2024-03-06 09:05

HỘI ĐỒNG CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM - TINH HOA CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM - TINH HOA CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM

2023-09-27 09:15

LỊCH SỬ PHONG KIẾN VÀ CÁC DÒNG HỌ

Người Việt Nam không chỉ viết nên trang sách hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước mà còn nỗ lực viết thêm những trang mới của quá trình hội nhập và phát triển.

2022-12-23 14:17

Sàn giao dịch CS9 – Cuộc cách mạng thời đại số hóa

Sàn giao dịch CS9 – Cuộc cách mạng thời đại số hóa

  • Color

  • Dark

  • RTL