Trần Nhân Tông là con trưởng Đức Vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh
Hoàng Thái hậu, Ngài sinh ngày 11/11/(Âm lịch)/1258, từ nhỏ đã thông minh hiếu
học, đọc nhiều sách, thông tỏ nội điển (kinh sách Phật giáo) và ngoại điển (sách viết
về đời sống xã hội). Mười sáu tuổi được lập làm Hoàng Thái tử, hai mươi mốt tuổi lên
ngôi Hoàng đế. Ở địa vị cửu trùng, Ngài vẫn giữ mình thanh tịnh. Trên ngôi Hoàng
đế, dù việc bận rộn trăm bề nhưng Ngài vẫn dành thời gian mời các Thiền khách bàn
giải về Tâm tông (thiền), học thiền với Tuệ Trung Thượng Sĩ (anh trai của Hưng Đạo
Đại Vương -Trần Quốc Tuấn). Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta, Hoàng
đế Trần Nhân Tông đã hai lần (vào các năm: 1285, 1288) lãnh đạo quân, dân Đại Việt
đánh tan quân giặc, bảo vệ vẹn toàn Tổ quốc. Dưới triều đại (phong kiến) của Ngài,
hai Hội nghị dân chủ nổi tiếng được ghi vào lịch sử: Hội nghị các tướng lĩnh ở Bình
Than; Hội nghị các bô lão ở điện Diên Hồng. Tại hai Hội nghị đó, Ngài đã lắng nghe
ý kiến của các tướng lĩnh cùng các bô lão đại diện cho quân dân cả nước, trên dưới
một lòng bày tỏ quyết tâm đánh giặc.
Hơn 5.000 phật tử về Yên tử dự lễ tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Thắng giặc, năm 1293, trao ngôi vua lại cho con là Trần Anh Tông, ở ngôi
Thái Thượng hoàng được sáu năm, đến tháng 10/(Âm lịch)1299, Ngài xuất gia tìm
con đường giúp dân,giúp nước, qua việc lấy trí- đức Phật giáo mà giữ nước, dựng
nước. Ngài thực hiện tu Phật để làm gương cho mọi người cùng tu đạo để cố kết nhân
tâm, vun bồi trí đức. Ngài lên núi Yên Tử tu hành rồi lập Thiền phái Trúc Lâm nhằm
tìm một hướng đi mới cho Phật giáo phù hợp với căn cơ điều kiện tu Phật của người
Việt, đồng thời tỏ rõ độc lập tự cường của một quốc gia qua nhiều mặt, trước hết là tư
tưởng, văn hóa và tâm linh.
Trước khi Trần Nhân Tông xuất gia tu Phật, Phật giáo đã có mặt ở nước ta từ
khá lâu, với những dòng thiền nổi tiếng, được không ít người Việt lúc bấy giờ tin
theo, điển hình như: thiền Tỳ Ni Đa Lưu chi, thiền Thảo Đường, thiền Vô Ngôn
Thông, song các dòng thiền lúc đó chủ yếu dành cho những người có căn cơ, có tri
thức, có thời gian mới đủ khả năng tu tập, hành trì. Trong khi đất nước vừa trải qua
chiến tranh chưa lâu, ngoài giặc phương Bắc chờ thời cơ trả thù, trong nước yếu, dân
nghèo. Trước cảnh đó, Trần Nhân Tông luôn mong muốn xây dựng một xã hội đoàn
kết, vững mạnh, Phật giáo thấm nhuần cho khắp tất cả mọi người, để người làm quan
có chữ nhiều cũng cần biết Phật pháo, người lính ở chiến trường cũng học được Phật,
người nông phu, kẻ chợ cũng thấm nhuần Phật pháp. Khi triết lý Phật giáo đến được
với mọi người, cải hóa hành động để tất cả thành người tốt, người thiện, người yêu
nước, nhằm thực hiện “dựng Đạo tạo Đời", có như thế vận nước mới bền lâu. Trong
thì đoàn kết một mối, cho dân đã cường, nước đã thịnh thì ngoài giặc tất phải nể sợ
mà không giám đụng binh. Với hạnh nguyện ấy, Trần Nhân Tông đã lĩnh hội kỹ
cương yếu các dòng thiền Phật giáo lúc bấy giờ, chắt lọc tinh túy nhất của các dòng
thiền hiện có, cải biến cho đơn giản để lập nên dòng thiền mới lấy tên Phật giáo Trúc
Lâm phù hợp với căn cơ người Việt lúc bấy giờ. Điều cương yếu nhất của Phật giáo
Trúc Lâm là “Phật tại tâm”. Phật ở trong tâm, tâm lành, tính thiện, việc làm vì mọi
người là có Phật, tâm ác, tính xấu, làm lợi mình hại người là tâm không có Phật. Với
cương yếu đó, người tu học Phật pháp chưa đến chùa, trong tâm nghĩ điều lành, trong
việc làm tỏ tính thiện đã là người có tâm Phật.
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên non thiêng Yên Tử
Đặc biệt hơn tư tưởng “Hòa quang đồng trần” đã khuyến khích mọi người
hướng Phật. Tâm Phật là tâm sáng, mỗi người là một ngọn đèn Phật, người hiểu Phật
ít, hành Phật còn ít là ngọn đèn nhỏ. Người hiểu Phật nhiều, hành phật nhiều là ngọn
đèn lớn. Các ngọn đèn đơn lẻ, để xa nhau sẽ không đủ để sáng tỏ giống tâm Phật tốt
mà không hòa đồng nhau không có đủ sức mạnh. Nếu tất cả các ngọn đèn đều tỏa
sáng để cạnh nhau, ánh sáng kết hợp nhau sẽ tạo nên quầng sáng lớn để soi rọi rõ nhất
nhìn thấu từ vật lớn đến vật nhỏ. Ngọn đèn Phật cũng tương tự khi đã hòa cùng nhau
sẽ tạo nên quầng sáng trí tuệ soi rõ và xua tan bóng đêm vô minh, tham, sân, si là
nguyên nhân gây khổ não cho con người. Từ cương yếu “Phật tại tâm” và tư tưởng
“Hòa quang đồng trần” nghe đơn giản mà hành thật sâu sắc để cả xã hội đều hướng
tới điều tốt lành. Tấm gương Đức vua xuất gia làm nhà sư mẫu mực trở thành bậc Đại
giác mà Trần Nhân Tông vị vua đời trở thành vị Phật của Việt Nam vì đó. Từ năm
1304, Ngài đi nhiều nơi khuyên dân dẹp bỏ mê tín dị đoan, dạy dân tu hành thập
thiện, mở rộng bang giao với lân quốc.
Ngày 01/11(Âm lịch)/ 1308, 51 tuổi, Trần Nhân Tông tạ thế, Ngài về với Phật.
Tôn hiệu là Ðại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Ðầu đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Ðiều
Ngự Tổ Phật. Trần Nhân Tông trở thành “Vua đời – Vua đạo”, một nhân cách sáng
ngời, trí đức siêu quần, nổi bật ở nhiều mặt, là một vị Vua anh minh, một nhà chính
trị kiệt xuất, một nhà văn hóa lớn, một lãnh tụ tôn giáo tuyệt luân là hành giả trong
pháp xuất thế, bậc Tổ sư của dòng Thiền Trúc lâm riêng có ở Việt Nam còn tồn tại tới
ngày nay. Nhận định về ngài, chúng ta khó có thể nhận định đầy đủ, toàn vẹn, như
một nhà tư tưởng đã viết “Không thể lấy tư duy bình thường mà biểu đạt được Ngài,
bởi chỉ có người đủ trí, hạnh tương ưng mới thấu hiểu được nhau”, như kinh Pháp
Hoa đã nói: “Chỉ Phật với Phật mới biết”. Song với lòng tôn kính, vẫn muốn dựng lại
những gì được nghe, được biết về Ngài, dẫu rằng những điều được biết qua nghe quá
nhỏ so với những giá trị vô cùng lớn mà cuộc đời, công hạnh của Ngài đã để lại cho
hậu thế.
Ngày nay, lịch sử của đất nước và lịch sử Phật giáo Việt Nam gắn liền với tên
tuổi của Ngài, với dòng Thiền do Ngài mở lối, Trúc Lâm Điều Ngự Trần Nhân Tông –
bậc tôn kính cần được hậu thế hiểu rõ gương hạnh, công đức của Ngài để trân quí, giữ
gìn, phát huy những giá trị vô giá mà Ngài để lại cho hậu thế, cho dòng tộc./.
· Nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo – Ban Tôn giáo Chính phủ
-------------
Bùi Hữu Dược*
HỘI ĐỒNG CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM - TINH HOA CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM
Họ Lê, họ Nguyễn, họ Phùng, họ Đào, họ Mai, họ Trịnh, họ Đỗ, họ Bùi... và nhận ra rằng, văn hóa dòng họ như một dòng sông lớn ngày đêm cuồn cuộn chảy.
5 Dòng họ thôn Chiêm Thuật luôn phát huy và giữ vững truyền thống lịch sử - văn hóa đình làng
Quy ước dòng tộc là tôn chỉ, mục tiêu hướng thiện cho mọi cá nhân, gia đình, dòng họ
PHAN NGỌC VŨ – Người mang Blockchain thế hệ thứ 3 làm thay đổi cuộc sống
Vượt sóng bay xa với hành trình đi tìm kho báu vô tận và chuyển đổi số thành công
Kiến giải sử thi Bách Việt – Đẻ Đất Đẻ Nước
Nhà ngoại cảm Vũ Thị Minh Nghĩa nặng tình đồng đội
Biểu tượng ngưởi mẹ trong tục thờ mẫu ở Việt Nam
COVID 19 – Thúc đẩy sự thay đổi kỹ thuật số cho các công ty ở Châu Á
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hiện thân của công lý
Sàn giao dịch CS9 – Cuộc cách mạng thời đại số hóa