Chào bạn đến với Bách Gia Việt! Hãy khám phá và kết nối với nguồn gốc gia đình của bạn thông qua các tài liệu, hình ảnh và câu chuyện đáng nhớ.
Chúng tôi là nơi bạn có thể theo dấu nguồn gốc và kết nối với câu chuyện gia đình của bạn.
Bách Gia Việt giúp bạn nắm vững nguồn gốc của bạn và tạo kết nối đáng trân trọng giữa thế hệ trước và sau.
Tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử gia đình của bạn qua các tài liệu, hình ảnh và thông tin chi tiết.
Tạo nên một kho tàng kỷ niệm gia đình với Bách Gia Việt, nơi mà câu chuyện của bạn được bảo tồn và truyền tới thế hệ tương lai.

Làng gốm Bát Trang – Ý nghĩa lịch sử và địa điểm độc đáo

Làng gốm Bát Trang – Ý nghĩa lịch sử và địa điểm độc đáo

  • 2022-12-23 14:00

Làng gốm Bát Trang – Ý nghĩa lịch sử và địa điểm độc đáo

Làng Gốm Bát Tràng nằm ven Sông Hồng  thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.Bát Tràng có nghĩa là Cái Sản Lớn. Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, đó là sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng. Năm dòng họ lớn gồm các họ: Trần, Vương, Nguyễn, Lê,Phạm đã nhóm họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng. Ngày nay, làng Gốm Bát Tràng chuyên sản xuất các gốm sứ với nhiều công năng khác nhau từ: đồ dùng sinh hoạt, đỗ thờ cúng, sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ, v.v... Tại đây, các dòng họ của làng vẫn giữ được chất nghề do cha ông truyền lại, khiến các sản phẩm đều có nét đặc trưng và tinh xảo riêng. Sản phẩm gốm sứ cũng từ đó được biết đến xa gần, xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới.

Làng gốm Bát Trang – Ý nghĩa lịch sử và địa điểm độc đáo

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN LÀNG GỐM BÁT TRÀNG

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm Việt Nam được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (缽) là bát ăn của nhà sư(tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場, còn đọc là Trường) nghĩa là “CÁI SÂN LỚN”, là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ “Kim - 金” ví với sự giàu có, “本 - bản” có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc.

Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu “có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc”. Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 缽場

Xã Bát Tràng (缽場) là tên gọi từ trước năm 1945 của làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Bắc Ninh (trước là huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc). Khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, người dân thôn Bát Tràng di cư từ làng Bồ Bát (xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn ThanhHóa ngoại, nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), theo vua Lý Công Uấn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.

Khi những người dân Bạch Bát đến vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, họ đã lập phường làm nghề gốm; lúc đầu thôn Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ Phường, sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ, buôn bán. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822, trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11/1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay. Get 24/7 instant cash loans for bad credit.

Nếu theo Đại Việt Sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì làng gốm Bát Tràng lại được hình thành từ thời Lý. Khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) - nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.

Làng gốm Bát Trang – Ý nghĩa lịch sử và địa điểm độc đáo

Một số nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp với những hàng hoá mới cần thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tình hình kinh tế đó cùng với chính sách hạn chế ngoại thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn trong thế kỷ 18 và của nhà Nguyễn trong thế kỷ 19 đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm. Đó là lý do khiến một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất (như làng gốm Chu Đậu - Mỹ Xá). Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến dân thường. Trong giai đoạn này, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước.

Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ và hàng ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường.

Làng gốm Bát Trang – Ý nghĩa lịch sử và địa điểm độc đáo

Sau Chiến tranh Đông Dương (1945-1954), năm 1957, 10 cá nhân là địa chủ, con địa chủ của thôn Giang Cao (sau cải cách ruộng đất năm 1955) góp vốn thành lập Công ty gốm Trường Thịnh, để sản xuất gốm sứ dân dụng phục vụ xã hội, đây là nền tảng khởi đấu cho Xí nghiệp Sứ Bát Tràng. Năm 1958, Nhà nước làm công tư hợp doanh, chuyển đổi Công ty Gốm Trường Thịnh thành Xí nghiệp Sứ Bát Tràng, thuê công nhân thôn Bát Tràng vào làm việc. Với cơ sở vật chất đầy đủ, nhân công Bát Tràng được thử nghiệm, thực hành, sáng tạo trên cơ sở sự chịu khó, cần cù đã tạo được một thế hệ có tay nghề gốm vững chãi. Cùng lúc đó, một số hợp tác xã như Hợp Thành (1962), đóng ở phần đất gần với xã Đa Tốn, Hưng Hà (1977), Hợp Lực (1978), Thống Nhất (1982), Ánh Hồng (1984) và Liên hiệp ngành Gốm Sứ (1984) Xí nghiệp X51, X54 (1988)... Các cơ sở sản xuất trên cung cấp hàng tiêu dùng trong nước, một số hàng mỹ nghệ và một số hàng xuất khẩu.

Sau năm 1986, làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh tế thị trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển thành công ty cổ phần, những công ty lớn được thành lập nhưng vẫn còn tồn tại nhiều tổ sản xuất và phổ biến là những đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Xã Bát Tràng nay đã trở thành một trung tâm gốm lớn.

Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng ở Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc...

Làng gốm Bát Tràng giờ đây chuyên sản xuất những loại gốm sứ đa dạng cả về chủng loại lẫn kiểu dáng. Điều thú vị nhất khi đến Bát Tràng là các bạn có thể trực tiếp ngắm nhìn các nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm đầy tinh tế hay được tự tay nặn những sản phẩm theo ý thích.

GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐƯA KHÁCH ĐẾN THĂM LÀNG GỐM BÁT TRÀNG

Nằm ở vị trí thuận tiện, cách trung tâm Hà Nội không xa, bạn có rất nhiều cách để di chuyển đến làng gốm Bát Tràng. Các bạn có thể đi bằng xe bus.

Làng gốm Bát Trang – Ý nghĩa lịch sử và địa điểm độc đáo

- Xe bus: Đối với các bạn sinh viên, không gì hợp lý bằng xuất phát từ Hà Nội đến làng gốm Bát Tràng bằng xe bus. Vừa an toàn, vừa nhanh lại không ngại nắng mưa, bạn có thể đáp xe bus đến Bát Tràng với mức giá rẻ nhất. Từ các điểm trong nội thành Hà Nội, bạn đi xe bus đến bến trung chuyển Long Biên rồi bắt xe 47 đi Bát Tràng chỉ với 7k/lượt. Bạn có thể lên xe ung dung ăn uống, ngắm nhìn trời đất hay đánh một giấc ngon lành, chưa đầy 30 phút sau bạn đã có mặt tại làng nghề gốm sứ nổi tiếng của Hà Nội.

- Xe máy: Đối với các bạn trẻ ưa thích những chuyến đi phượt, di chuyển đến Bát Tràng từ Thủ đô bằng xe máy là lựa chọn vô cùng thú vị, vì giúp bạn chủ động được thời gian và địa điểm thăm quan mà bạn mong muốn. Từ cầu Chương Dương hoặc cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì, bạn di men theo sông Hồng, cho đến khi bạn thấy biển chỉ đường Làng gốm Bát Tràng thì xin chúc mừng, bạn đã tới đích rồi!. Rất dễ đi và rất dễ tìm.

- Đường sông: Dành cho những du khách muốn khám phá nét độc đáo của du lịch đường sông, cuối tuần đều có chuyến du lịch sông Hồng qua làng gốm Bát Tràng, đến Chử Đồng Tử, còn trong dịp giáp cận Tết là hơi khó vì các chủ thuyền còn lo đón Xuân mới với gia đình.Giá vé tour tầm 300k-400k/khách. Nếu bạn đã chán ngán với du lịch đường bộ thì có thể tham khảo cách di chuyển mới lạ này nhé và nên đi du lịch bằng đường sông vào đầu Xuân mới nhé.

ĐỊA ĐIỂM VUI CHƠI THAM QUAN Ở BÁT TRÀNG

 - Làng cổ Bát Tràng .

Đến với du lịch Bát Tràng Gia Lâm, chúng ta không thể không ghé qua làng cổ Bát Tràng với công trình kiến trúc độc đáo, cổ kính. Bạn có cơ hội khám phá xung quanh làng cổ trên chiếc xe trâu dân giã để tận hưởng không khí mộc mạc, đậm chất thôn quê. Những địa điểm tiêu biểu lưu lại dấu tích thời xa xưa ở đây có thể kể đến như nhà cổ Vạn Vân, đình Làng Bát

Tràng. Là ngôi nhà gỗ có tuổi đời hơn 200 năm, nhà cổ Vạn Vân là tuyệt tác kiến trúc bao gồm các hoa tiết gốm sứ, ấm men lam, lọ rồng, bộ khuôn bản dập làm gốm,... từ trước thế kỷ 15. Đình làng Bát Tràng là nơi thờ Thành hoàng cũng là địa điểm tổ chức các lễ hội quanh năm. Nếu đi làng cổ Bát Tràng đúng dịp lễ hội, bạn có thể khám phá nét văn hóa vô cùng độc đáo, náo nhiệt và vô cùng ý nghĩa này.

- Sân nặn gốm

Với khách du lịch làng nghề gốm Bát Tràng, mong muốn của họ khi đặt chân đến mảnh đất tuyệt đẹp này là được tự mình nhào nặn những sản phẩm làm từ gốm và men sứ, đặc biệt đối với lứa tuổi thanh, thiếu nhi. Chỉ cần dành ra 40k-60k, bạn có thể trở thành một thợ gốm thử việc, được tha hỗ sáng tạo tạo thành những sản phẩm yêu thích từ đất sét và bàn xoay. Tuy ban đầu có thể hơi lúng túng, do chưa biết cách sử dụng, bạn sẽ nhận được sự chỉ dẫn tận tình từ những thợ gốm điêu luyện ngay ở làng cổ Bát Tràng. Sau khi bạn hoàn

Làng gốm Bát Trang – Ý nghĩa lịch sử và địa điểm độc đáo

thành “kiệt tác”, sản phẩm sẽ được nung đốt để đem về nhà. Vậy là bạn có thể thỏa sức chụp ảnh sống ảo để khoe bạn bè, người thân tác phẩm nghệ thuật chính tay mình tạo ra.

- Chợ gốm Bát Tràng:

Chợ Gốm Bát Tràng là nơi bạn có thể tìm thấy những món quà làm kỷ niệm vừa xinh xắn, vừa độc lại và giá cả phải chăng. Các gian hàng ở chợ gốm bày bán rất nhiều sản phẩm gốm sứ như đổ lưu niệm, bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mỹ nghệ, đồ thờ cúng,... vỗ cùng đẹp mắt. Tất cả sản phẩm ở đây đều được tạo ra từ bàn tay những nghệ nhân nổi tiếng của làng. Bạn có thể quan sát và quay lại quá trình xem các nghệ nhân nhào nặn gốm sứ ngay tại những khoảng sân gốm mini ở trong chợ.

Làng gốm Bát Trang – Ý nghĩa lịch sử và địa điểm độc đáo

ẨM THỰC Ở LÀNG GỐM BÁT TRẢNG

Khi đi du lịch Bát Tràng, chúng ta không thể không thưởng thức các món ngon đặc sản nơi đây. Bạn có thể dừng chân tại các quán ven chợ để nếm thử vài món ăn vặt với giá siêu mềm như: bánh sắn nướng, bánh tê nóng hay cơm, bún, miến măng hương vị đặc trưng của làng cổ Bát Tràng. Đặc biệt nhất bạn không thể bỏ lỡ đặc sản canh măng mực, món ăn truyền thống nức tiếng ở đây. Màu vàng ươm của măng hòa quyện cùng nước dùng ngọt lịm, khi ăn sẽ dai giòn sân sật rất thơm ngon. Canh măng mực thường dược dùng làm món chính trong các ngày lễ truyền thống, lễ cưới xin, giỗ, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán của người dân làng gốm sứ Bát Tràng.

ĐA DẠNG HÓA TRẢI NGHIỆM

Cuối năm 2019, Bát Tràng được Sở Du lịch Hà Nội công nhận là Điểm du lịch của Thành phố. Sau khi được công nhận là điểm du lịch, lượng khách trong nước và quốc tế đến với Bát Tràng tăng gấp đôi vào những tháng cuối năm 2019. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch nên đến nay, lượng khách mua sắm, tham quan làng nghề có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. Trung bình mỗi ngày, dặc biệt vào dịp cuối tuần, Bát Tràng đón từ 3.000 đến 5.000 lượt khách tham quan, mua sắm, trải nghiệm.

Không chỉ tăng sức hấp dẫn trong hoạt động thuyết minh, Bát Tràng còn vận động người dân tham gia xây dựng nhiều công trình, sản phẩm du lịch nhằm đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm cho du khách và tăng sức hấp dẫn cho điểm đến. Trong năm 2019 - 2020, một con đường gốm sứ trên tuyến đường đê sông Hồng qua xã đã được xây dựng với sự tham gia của các nghệ nhân, thợ giỏi làng Giang Cao. Cùng với đó, người dân cũng chung tay vẽ bích họa, xây dựng những “đoạn đường hoa nở” và thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm tạo cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách.

Làng gốm Bát Trang – Ý nghĩa lịch sử và địa điểm độc đáo

Bát Tràng cũng được biết đến là một trong những làng nghề đầu tiên trên địa bàn Hà Nội ứng dụng công nghệ số để phát triển “du lịch thông minh”. Hai năm qua, xã đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên số, bản đồ số về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, du lịch, dịch vụ, thương mại Bát Tràng dưới dạng phim 3D, bằng âm thanh, hình ảnh, văn bản; phần mềm du lịch thông minh ứng dụng trên thiết bị thông minh (SmartTour Apps); lắp đặt wifi miễn phí... Từ nay đến đầu năm 2021, Bát Tràng sẽ đưa vào hoạt động 50 xe dạp thông minh và 20 ô tô điện để phục vụ du khách. Thông qua ứng dụng du lịch thông minh, du khách có thể yên tâm sử dụng dịch vụ xe diện với số tiền dược hiển thị minh bạch. Ngoài ra, du khách cũng có thể truy cập thông tin về các điểm tham quan bằng nhiều ngôn ngữ. Đây là cách Bát Tràng dón dầu, chờ du lịch quốc tế hoạt động trở lại khi dịch Covid-19 lắng xuống.

-------------

Vũ Khánh Chi

Chia sẻ:

2023-09-20 14:46

NGUỒN GỐC HỌ NÔNG VIỆT NAM

Họ nông là đại diện cho sự cần mẫn, Chân chất được Thần Nông nhận làm con và được Thần che chở.

2022-12-23 13:54

Cốm làng Vòng - đặc sản tinh túy của người Hà Nội

Cốm làng Vòng - đặc sản tinh túy của người Hà Nội

2022-12-23 14:56

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hiện thân của công lý

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hiện thân của công lý

2022-12-23 11:59

Em gửi nụ cười trong gió xuân

Em gửi nụ cười trong gió xuân

2022-12-23 14:55

Trần Nhân Tông và tư tưởng phật giáo cốt lõi để ại cho hậu thế

Trần Nhân Tông và tư tưởng phật giáo cốt lõi để ại cho hậu thế

2023-09-22 09:27

Văn hóa dòng họ

Họ Lê, họ Nguyễn, họ Phùng, họ Đào, họ Mai, họ Trịnh, họ Đỗ, họ Bùi... và nhận ra rằng, văn hóa dòng họ như một dòng sông lớn ngày đêm cuồn cuộn chảy.

2022-12-23 15:53

Kiến trúc và lễ hội đình Chèm

Kiến trúc và lễ hội đình Chèm

2022-12-23 14:06

Top 5 cây thuốc nam trị bệnh gan hiệu quả nhất

Top 5 cây thuốc nam trị bệnh gan hiệu quả nhất

2022-12-23 13:46

Người là Thánh: Tưởng nhớ đại tướng Võ Nguyên Giáp

Người là Thánh: Tưởng nhớ đại tướng Võ Nguyên Giáp

2022-12-23 14:39

Nơi dựng nghiệp của vương triều Trần và Hào khí Đông A - muôn đời tỏa

Nơi dựng nghiệp của vương triều Trần và Hào khí Đông A - muôn đời tỏa

2022-12-23 14:45

Tiến Sĩ Hoàng Đức Thảo Anh hùng lao động - Nhà khoa học xuất sắc - Gươ

Tiến Sĩ Hoàng Đức Thảo Anh hùng lao động - Nhà khoa học xuất sắc - Gương mặt điển hình của dòng họ Hoàng

2022-12-23 15:48

Một người lính kiên trung bất khuất mang họ Nguyễn

Một người lính kiên trung bất khuất mang họ Nguyễn

  • Color

  • Dark

  • RTL