Chào bạn đến với Bách Gia Việt! Hãy khám phá và kết nối với nguồn gốc gia đình của bạn thông qua các tài liệu, hình ảnh và câu chuyện đáng nhớ.
Chúng tôi là nơi bạn có thể theo dấu nguồn gốc và kết nối với câu chuyện gia đình của bạn.
Bách Gia Việt giúp bạn nắm vững nguồn gốc của bạn và tạo kết nối đáng trân trọng giữa thế hệ trước và sau.
Tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử gia đình của bạn qua các tài liệu, hình ảnh và thông tin chi tiết.
Tạo nên một kho tàng kỷ niệm gia đình với Bách Gia Việt, nơi mà câu chuyện của bạn được bảo tồn và truyền tới thế hệ tương lai.

Lễ hội Tang Amang của đồng bào dân tộc Bah Nar xã Đắk Kơ Ning

Lễ hội Tang Amang của đồng bào dân tộc Bah Nar xã Đắk Kơ Ning

  • 2022-12-23 14:34

Lễ hội Tang Amang của đồng bào dân tộc Bah Nar xã Đắk Kơ Ning

Đến Đông Trường Sơn, chúng ta sẽ có ấn tượng sâu đậm nơi đây là được chứng kiến phong cảnh vô cùng tuyệt đẹp với những thảo nguyên xanh mênh mông trải dài vô cùng đẹp mắt, dược nhìn những căn nhà rẫy của đồng bào Bah Nar chênh vênh ở giữa các ruộng lúa chín vàng, có nơi vừa được gặt xong, có nơi còn đang hối hả gặt cho hết mảnh ruộng cuối cùng; thỉnh thoảng đâu đó bốc lên những cột khói to cao thơm lừng mùi rơm mới. Đâu đó, tiếng chiêng, tiếng la vang vọng khắp bốn phương trời, báo hiệu lễ hội Tang Amang (Mừng lúa mới) đang đến rất gần.

Lễ hội Tang Amang của đồng bào dân tộc Bah Nar xã Đắk Kơ Ning

Đến thăm bà con ở xã Đắk Kơ Ning, huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai vào những ngày cận kề, giáp năm mới Tân Sửu, khi chúng ta thấy lúa của bà con đã được thu hoạch và phơi khô xong, đem cất tươm tất vào các nhà kho. Ai nấy, mỗi nhà bắt dầu chuẩn bị làm nhiều rượu ghè, may dệt quần áo, váy mới, đẹp đẽ, chuẩn bị nhiều gà, lợn và đan lát những dụng cụ cần thiết để chuẩn bị cho lễ hội và cũng chuẩn bị cho đón tết Nguyên đán của Dân tộc. Họ thường đi đến nhà người thân thăm hỏi, chúc tụng lẫn nhau, duy trì nhịp sống chậm như thể bỏ quên cả thời gian. Nhưng ẩn chứa trong âm thầm ấy là không khí chộn rộn trước ngày lễ hội. Đi đến đâu chúng tôi cũng gặp những người phụ nữ Bah Nar - là người chủ gia đình ngồi trước cửa nhà tỷ mãn sàng sảy từng mẻ lúa rẫy mới. Đây là những hạt lúa tinh khôi dành để cúng Giàng, tạ ơn mẹ lúa đã được bà con tự suốt bằng tay, nâng niu như những hạt ngọc. Nhiều nơi, các ông bố và có cả những bà mẹ, đàn con lại quây quần bên những ghè rượu được ngâm hạt bo bo, củ sắn hay ngâm bằng lúa mới được thu hoạch từ đầu vụ, rồi rầm rì chuyện trò to nhỏ, vừa hút rượu cho đủ Kan (Kan chỉ mực rượu quy định tối thiểu phải uống), vừa bàn tính các công việc chuẩn bị cho lễ hội Mừng lúa mới.

Lễ hội Mừng lúa mới là một phong tục lâu đời của đồng bào Jơ Rai, Bah Nar trên địa bàn tỉnh Gia Lai, hay một số tỉnh Tây Nguyên, có ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của Giàng ban cho dân làng và tập tục cúng Giàng, cúng các vị thần linh như: cúng Trời Đất, cúng các thần Sông Suối, thần Núi, thần Mưa, thần Sấm, thần Mùa màng để cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, mang lại cuộc sống ẩm no cho cộng đồng. Sau khi ăn mừng năm mới xong, hễ nghe tiếng sấm là bà con lại bắt tay vào làm một vụ rẫy mới.

Già làng Đinh Hueo ở làng Nhang lớn, xã Đắk Kơ Ning cho chúng tôi biết: “Hiện nay, đời sống của bà con dân tộc nơi đây đã khẩm khá dân lên do được Đảng, Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho bà con vay vốn, đầu tư sản xuất và được các cơ quan trong tỉnh và huyện Kông Chro về hướng dẫn các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trồng trỉa, thâm canh cây lúa và hoa màu nên nhiều năm nay, bà con thu hoạch rất năng suất mà lại hạn chế được sâu dịch bệnh phá hoại. Vì thế, các làng quanh đây không những có đủ lúa, đủ ngô, khoai ăn quanh năm, mà còn có điều kiện tổ chức các lễ hội rất to và rất vui. Nhưng hiện nay khác xưa kia là ở chỗ bà con các dân tộc vừa vui chơi tổ chức lễ hội, vừa làm kinh tế, chứ không tổ chức “ăn năm, uống tháng không tập trung cho lao động sản xuất như xưa kia nữa”. Riêng lễ Tang Amang - là lễ hội truyền thống văn hóa của người Bah Nar nên mình phải chọn ngày cần thận để làm lễ cúng Yàng cho tươm tất...”.

Lễ hội Tang Amang được diễn ra cũng là nơi để kiểm chứng sự giỏi giang, khéo léo của những người con trai, con gái dân tộc Bah Nar vì ở đây mọi thứ sẽ được phô bày trong ngày hội lớn của làng.Ngày tổ chức lễ hội không chỉ là ngày vui giữ truyền thống cội nguồn của toàn thể dân làng mà dây còn là dịp để mỗi cá nhân, dòng họ tự hào về truyền thống văn hóa ngàn đời của cha ông. Điều đặc biệt trong lễ hội năm nay là có sự tham gia của đội cổng chiêng nữ mới thành lập, đội sẽ phục vụ chu đáo trong tất cả các ngày diễn ra lễ hội và phục vụ liên tục 5 ngày Tết Tân Sửu tại nhà Rông của làng.

Lễ hội Tang Amang do người Bah Nar tổ chức không giống nhau, vì có xã, bà con tổ chức lễ hội từ 01-02 ngày, có xã làm một tuần, thậm chí có làng tổ chức ăn mừng lúa mới triển miền hai tháng mới xong, như ở làng Rơn, bên cạnh làng Nhang Lớn. Lễ hội Tang Amang của hai dân tộc bản địa được tổ chức, tuy diễn ra cùng thời điểm nhưng nghi thức tổ chức lại khác nhau. Người Bah Nar thì làm lễ Mừng lúa mới theo từng gia đình, từng nhóm và kéo dài hơn. Còn lễ hội Tang Amang của người dân tộc Jơ Rai chỉ diễn ra một ngày duy nhất ngay sau khi đám rẫy của bà con cuối cùng dược thu hoạch xong.

Để chuẩn bị cho lễ hội Tang Amang lớn mang tính cộng dồng, trong quá trình thu hoạch lúa, già làng sẽ quyết định chọn một đám lúa tốt nhất để tổ chức lễ cúng thần la Pôm (thần Lúa, thần Nông nghiệp) ngay tại chân ruộng. Vào ngày này, toàn thể bà con trong làng đều có mặt, ai cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thức ăn của mình phục vụ buổi lễ, như một vài ché rượu cần hoặc một con gà, miếng thịt. Thầy cúng (Riu Yang) cùng già làng sẽ soạn mâm lễ cúng theo nghi thức và khấn để mong thần la Pôm mang lại sự ấm no cho dân làng. Tiếp đó, già làng sẽ chọn khoảng 10 thanh niên nam nữ để đại diện dân làng xuống ruộng, từng người tay nắm lấy từng bụi lúa. Sau mỗi lời khấn của thầy cúng, nhóm thanh niên sẽ giơ cao bólúa lên trời và đồng thanh hô, hát và múa theo, thể hiện cảnh tượng vừa thiêng liêng lại vừa thấm nhuần tình đoàn kết, gắn bó của bà con dân làng

Lễ cúng Tang Amang mừng lúa mới diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ, mọi người đều ăn uống no say, nhảy múa theo tiếng cổng, tiếng chiêng vang vọng. Các nghi lễ gồm: giữ hồn lúa tại rẫy; đưa hồn lúa về chòi; nhập hồn lúa vào bổ trong đó bao gồm lễ ăn cơm mới. Sau khi lễ hội chung của làng kết thúc, bà con lại tiếp tục thực hiện lễ cúng Mừng lúa mới theo từng nhà và theo một trật tự đã thỏa thuận trước. Việc tổ chức lễ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào khả năng thu hoạch được nhiều hay ít của từng gia đình và cũng theo đó mà thời gian có thể kéo dài một hay nhiều ngày. Đây cũng là dịp để gia chủ mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn lân cận cùng đến vui chơi, ăn uống, múa hát, nhà nào có đông khách coi như là niềm vinh dự rất lớn của cả gia đình.

Theo phong tục người Bah Nar khi xưa, trước ngày lễ hội Tang Amang, người chủ gia đình đi cùng người nhà lên rẫy, không quên mang theo một cuộn dây mây vì dây là vật quan trọng sẽ chỉ đường cho hồn lúa về đến kho thóc của gia đình.Họ bắt đầu căng dây từ rẫy thiêng, nơi chủ nhà đã trồng sẵn một cây tre vót tua cao khoảng 2 mét được quét máu gà, trên có giắt vài sợi lông gà và kéo sợi dây về thẳng kho thóc của gia đình.

Tùy vào khoảng cách từ rẫy về kho lúa xa hay gần mà sợi dây được chuẩn bị dài hay ngắn, nhưng đường trên rẫy về nhà thông thường là con đường ngoằn ngoèo nên việc giăng dây rất vất vả. Người vợ sẽ cầm cuộn dây đi sau còn chồng sẽ đi trước tìm những gốc cây lớn dể buộc dây cố dịnh để dây khỏi vướng và dễ bị đứt. Cứ như vậy, bà con tập trung nối đuôi nhau kéo dây về đến tận kho lúa của gia đình.

Hiện nay, mặc dầu không còn tục lệ giăng dây từ rẫy về kho lúa nhưng người Bah Nar ngày nay vẫn chú ý kiêng cữ cẩn thận. Sau khi làm lễ xong là họ đi thẳng về nhà mình, không ghé vào bất cứ nơi nào, nếu rẫy có những ngã rễ, ngã ba đường, người chủ thường hái vài bông cổ hay nhánh cây cắm xuống đất để làm dấu chỉ đường cho hồn lúa di không bị lạc. Nếu phải băng qua suối hoặc mương thì họ sẽ tìm một sợi dây hay một khúc cây nhỏ tượng trưng cho cây cầu bắt qua để hồn lúa đi qua dễ dàng hơn. Khi về đến kho lúa, người chủ nhà lại dựng một cầu thang bằng tre để hồn lúa lên kho lúa.

Như vậy, từ lúc đó hồn lúa đã về kho lúa của gia đình không còn trên rẫy thiêng nữa. Về đến nhà, người chủ gia đình lại bắt một con gà cắt tiết đựng trong ống lỗ ô và lại làm một cây sol cắm vào cửa chính của nhà mình, đồng thời lấy dao khoét một lễ nhỏ trên cửa chính, rồi cẩn thận lấy tiết gà quét lên xung quanh lỗ tròn đó để thần lúa vào nhà (theo người Bah Nar đó là lối đi dành cho Yàng Sri, vì thần không bao giờ đi vào cửa chính như người thường).

Người phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm công việc xấy lúa cho sạch rồi đem lúa rang chín để những hạt lúa nổ thành bỏng trắng. Sau đó đem giã và sàng sảy cho sạch trấu, rồi rang giòn, sản phẩm thu được là những hạt cốm thơm lừng hương lúa mới và được người Bah Nar gọi là “Mok”. Người đàn ông sẽ đảm nhiệm việc bắt một con gà đem cắt tiết để vào một ống lồ ô chuẩn bị sẵn, lấy gan gà bỏ vào chiếc giỏ thiêng rồi đem cả hai cột vào ghè rượu đã mở nắp được dặt sẵn sàng ở giữa nhà hoặc nơi cột thiêng. Sau khi công đoạn làm Mok đã xong, người vợ sẽ đem Mok bỏ vào chiếc giỏ thiêng đã có sẵn gan gà và họ bắt đầu tiến hành làm lễ cúng.

Lễ cúng Yàng Sri thường là trách nhiệm của người phụ nữ - bà chủ nhà sau khi xem xét lại một lượt các lễ vật xong, với sự thành kính bà đọc lời khấn: “Ơ thần Lúa, người tạo ra lúa gạo và các loại cây trồng, hôm nay chúng tôi muốn tạ ơn thần đã ban cho chúng tôi lúa gạo để ăn, chúng tôi mời thân xuống chứng kiến những lễ vật chúng tôi đã chuẩn bị dâng cúng thần, mong thần nhận lấy...”. Sau khi cúng xong, số Mok còn lại được chia cho mỗi thành viên trong gia đình cùng ăn. Bà chủ nhà sẽ uống Kan rượu cần đầu tiên rồi kế đến là các thành viên trong gia dình theo thứ tự lớn, nhỏ truyền tay nhau uống rượu thiêng đã cúng Yàng Sri.

Lễ hội Tang Amang (Mừng lúa mới) hay lễ hội Mừng năm mới được lưu giữ hàng năm, là bản sắc văn hóa độc đáo và cũng là một trong những lễ hội lớn hàng năm của hai tộc người Bah Nar, Jø Rai với mong ước mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng ở các buôn làng, các dòng họ, là sự giao hòa giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và cảnh vật.

Lễ hội Tang Amang của đồng bào dân tộc Bah Nar xã Đắk Kơ Ning

Vì thế, ngoài việc cúng thần, hồn lúa và Tổ tiên cùng với việc cầu mong sức khỏe cho gia dình, người ta đánh cổng chiêng, vui chơi, ca hát suốt nhiều ngày đêm để vui mừng cùng hưởng thành quả của một quá trình lao dộng nhọc nhẫn, vất vả.

Lễ hội Tang Amang (Mừng lúa mới) kết thúc thì cũng là lúc hai tộc người Bah Nar, Jơ Rai ở Tây Nguyên tập trung lao động sản xuất khoảng hơn một tháng là lại bắt tay vào tổ chức lễ hội Mừng năm mới Tân Sửu. Hy vọng tất cả bà con dân tộc thiểu số Tây Nguyên sẽ có những ngày vui, khỏe, hạnh phúc và thật ấm áp, đủ đầy bên gia đình trong những ngày vui Xuân mới Tân Sửu 2021.

---------------------------------

Diệu Thanh

Chia sẻ:

2022-12-23 14:56

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hiện thân của công lý

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hiện thân của công lý

2022-12-23 14:25

Giải pháp dùng Block Chain của CSE 30 trong tem chống hàng giả - tính

Giải pháp dùng Block Chain của CSE 30 trong tem chống hàng giả - tính đột phá về công nghệ bảo mật

2022-12-23 11:34

BÁCH GIA VIỆT - TẠO CÂY GIA PHẢ DÒNG HỌ SỐ 1 VIỆT NAM

Chúng tôi luôn nỗ lực phấn đấu, cống hiến và ý thức được sứ mệnh thiêng liêng này, mong được chia sẻ ứng dụng tới các dòng họ Việt Nam và trên thế giới.

2022-12-23 13:54

Cốm làng Vòng - đặc sản tinh túy của người Hà Nội

Cốm làng Vòng - đặc sản tinh túy của người Hà Nội

2022-12-23 15:51

Trần Nhân Tông và tư tưởng Phật Giáo cốt lõi để lại cho hậu thế

Trần Nhân Tông và tư tưởng Phật Giáo cốt lõi để lại cho hậu thế

2022-12-23 12:03

Mùa Xuân nghe em hát

Mùa Xuân nghe em hát

2022-12-23 15:12

Kiến giải sử thi Bách Việt – Đẻ Đất Đẻ Nước

Kiến giải sử thi Bách Việt – Đẻ Đất Đẻ Nước

2023-09-20 14:46

NGUỒN GỐC HỌ NÔNG VIỆT NAM

Họ nông là đại diện cho sự cần mẫn, Chân chất được Thần Nông nhận làm con và được Thần che chở.

2023-09-26 20:04

Hội nghị “Hội đồng Các dòng họ Việt Nam và Câu lạc bộ Doanh nhân”

Cầu nối giao thoa văn hóa các dòng họ Việt Nam

2024-03-06 09:05

HỘI ĐỒNG CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM - TINH HOA CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM - TINH HOA CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM

2023-09-27 05:29

Lễ trao quyết định cơ cấu nhân sự hội đồng các dòng họ Việt Nam

Nhân sự quyết định sự thăng hoa của hội đồng các dòng họ Việt Nam

2022-12-23 16:10

Lễ hội tâm linh truyền thống

Lễ hội tâm linh truyền thống

  • Color

  • Dark

  • RTL